Đường phức (Polysaccharides) là thành phần có hàm lượng lớn nhất trong cà phê nhân, chiếm 35-45%. Mặc dù polysacharides có chứa hàng ngàn đơn vị glucose, nhưng thực tế là nó có cấu trúc phân nhánh cao, không vị ngọt. Điển hình là lớp vỏ tế bào thực vật ( Xenllulose ) – đây là thành phần tạo nên hình dạng hạt cà phê.
Bazơ Hữu cơ (Alkaloid) một trong những bazo hữu cơ đặc hữu của cà phê là Caffeine, đây là một trong những thành phần thu hút nhất của cà phê. Nó là một hợp chất tương đồng với theophylline chứa trong trà xanh, theobromine chứa trong ca cao. Giống Arabica có chứa 0.9-1.4% caffeine. Ảnh hưởng của caffeine là vô cùng lớn, sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận trên cơ thể như : não bộ, tim , mạch máu, và cơ bắp. Với liều lượng vừa phảm caffeine sẽ kích thích vỏ não, thúc đẩy cảm giác phán đoán, ghi nhớ các hoạt động cảm xúc, khiến các chức năng tim trở nên linh hoạt hơn, khuếch trương các mạch máu, nâng cao chức năng tuần hoàn máu, nâng cao chức năng trao đổi chất. Caffeine cũng có thể làm giảm mệt mỏi cơ bắp, thúc đẩy bài tiết của hệ tiêu hoá. Caffeine không giống các chất gây nghiện hay các chất khích thích khác ( các loại ma tuý ) tích tụ trong cơ thể khoảng 24h sẽ bị đào thải ra ngoài – 15% vị đắng trong cà phê được tạo ra bởi caffeine.
Axit Hữu cơ ( Chlorogenic ) là một trong những thành phần hoá học chính của hạt cà phê, còn được gọi là Tannic acid của cà phê ( Coffee Tanin ) hoặc polyphenol cà phê ( Coffee Polyphenol ), chiếm khoảng 7%-9% tổng thành phần hoá học của hạt cà phê. Acid Chlorogenic là sự kết hợp giữa caffeic acid và quinic acid, trong quá trình rang và pha chế cà phê, là một một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo nên vị chua.
Chất béo ( Lipid ) chứa trong cà phê, là hương vị chiếm vai trò rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy cà phê có chứa nhiều chất béo bên trong, trong đó chủ yếu là chất béo dạng acid và chất béo dạng este ( dễ bay hơi )
- Chất béo dạng acid: chất béo có chứa acid, nồng độ của nó tuỳ thuộc vào các loại cà phê khác nhau.
- Chất béo dạng este ( dễ bay hơi ) : là nguồn gốc của hương thơm cà phê, là một chất có thể phát ra 40 mùi thơm.
Đạm ( Protein )hàm lượng protein trong cà phê khoảng 12%. Khi pha chế cà phê, hầu hết các protein không dễ tan ra, và cơ thể người hấp thụ protein từ cà phê là rất hạn chế.
Đường ( Carbohydrate ) trong cà phê có tỉ lệ khoảng 3-8%. Sau khi rang, hầu hết các thành phần đường bị chuyển thành caramel, cộng với phản ứng của protein và carbohydrate ( Maillard ) sinh ra các sắc tố màu nâu đen khiến cà phê đổi màu.
Chất khoáng ( Minaral ) trong cà phê bao gồm: Canxi, sắt, lưu huỳnh, natri, phốt pho, clo, bo,… bởi vì tỷ lệ của nó rất ít nên ảnh hưởng tới vị cà phê không nhiều.
Nguyên tố vi lượng cà phê có chứa một lượng lớ các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là kali, magie và niacin, hàm lượng natri rất thấp.
Nước : ít có người để ý, nhưng trong ly cà phê có tới 98% là nước. Đây có thể nó là một nguyên tố ảnh hưởng lớn tới mùi và vị của ly cà phê được phục vụ.
- Nguồn tham khảo : tạp chí Coffee Tea & I